Đi xuất khẩu lao động nước ngoài các doanh nghiệp, tổ chức và ngay cả người lao động cũng phải tuân theo quy định của nhà nước đề ra. Nếu sai phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Dưới đây là Quy định xử phạt người lao động vi phạm khi đi làm việc ở nước ngoài:
Căn cứ luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012
Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội;
Chính phủ bạn hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
Điều 35: Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a,Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b,Bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng
c,Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
d, Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
3. Biện pháp khắc phục hiệu quả:
a, Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;
b,Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này
c, Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.